Tầm quan trọng của đèn học để bàn trong học tập và làm việc

Tầm quan trọng của đèn học trong việc học tập và làm việc

I. Đèn học có thực sự cần thiết nữa không?

Bất kỳ gia đình nào khi chuẩn bị hành trang cho con đi học cũng tính đến một chiếc đèn học. Tuy nhiên, có nhiều quan niệm cho rằng đèn để bàn học đã không còn cần thiết khi ngày nay ánh sáng xung quanh chúng ta đã quá dư thừa. Vậy thực sự đèn học có còn cần thiết nữa hay không?

Cùng chúng tôi phân tích xem liệu rằng đèn bàn học có còn có vai trò trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Ở đây, chúng ta loại trừ tác dụng trang trí của một chiếc đèn bàn học mà chỉ tập trung vào công năng sử dụng.

II. Tầm quan trọng của chiếc đèn học để bàn

1. 5 lý do mà chiếc đèn để bàn học cần thiết đối với học sinh:

  • Nâng cao hiệu quả học tập:

Đèn bàn học giúp học sinh tập trung hơn bằng cách cung cấp ánh sáng tốt hơn tại bàn học. Khi có đủ ánh sáng, học sinh sẽ không bị mỏi mắt hoặc căng thẳng, giúp con em chúng ta tập trung hơn vào việc học tập và làm việc.

  • Bảo vệ sức khỏe:

Khi không đủ ánh sáng, học sinh có thể phải cúi đầu hoặc gần mắt với sách. Đó là nguyên nhân gây ra các vấn đề về mắt. Nếu sử dụng đèn bàn học, học sinh sẽ có đủ ánh sáng để đọc và làm việc mà không gây hại cho đôi mắt của mình.

  • Tiết kiệm điện năng:

Sử dụng đèn bàn học đúng cách có thể tiết kiệm điện năng và giảm thiểu chi phí năng lượng. Thay vì phải bật đèn sáng cho cả không gian phòng, chúng ta chỉ cần sử dụng đèn ở khu vực bàn học. Đèn LED bàn học được thiết kế làm giảm lượng điện tiêu thụ so với đèn sử dụng bóng đèn thông thường.

  • Tăng sự linh hoạt:

Đèn bàn học có thể được sử dụng trong nhiều môi trường khác nhau. Học sinh có thể sử dụng đèn bàn học để học tập tại nhà, trong thư viện, hay thậm chí khi đi du lịch.

  • Tạo năng lượng tích cực và cảm giác yên tâm:

Đèn bàn học không chỉ là một công cụ hữu ích để học tập. Nó còn có thể tạo ra một không khí tích cực khi học sinh được trang bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết. Điều này có thể giúp học sinh cảm thấy tự tin và động lực hơn khi học tập.

2. Tác động của riêng ánh sáng đến sức khoẻ của con người

Chỉ riêng vấn đề ánh sáng, các nhà khoa học đã chỉ ra những tác động quan trọng của ánh sáng đến sức khoẻ thể chất và tinh thần của con người, bao gồm:

  • Tác động đến chu kỳ giấc ngủ:

Ánh sáng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ của con người. Ánh sáng mặt trời và ánh sáng ban ngày có thể kích thích sự tỉnh táo và giúp cải thiện tâm trạng. Trong khi ánh sáng ban đêm có thể làm giảm sản xuất melatonin, gây ra rối loạn giấc ngủ.

  • Tác động đến thị lực:

Ánh sáng có thể gây ra các vấn đề về thị lực, như mỏi mắt, đau đầu hoặc khó chịu khi phải làm việc trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc không đúng cường độ.

  • Tác động đến sức khỏe toàn diện:

Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng ánh sáng có tác động đến cả sức khỏe thể chất và tâm lý. Ánh sáng có thể làm giảm stress, cải thiện tâm trạng và nâng cao sức khỏe toàn diện.

  • Tác động đến hoạt động não:

Ánh sáng có thể kích thích hoạt động não, đặc biệt là hoạt động nhận thức, làm tăng tập trung và giảm mệt mỏi.

  • Tác động đến sự phát triển của trẻ em:

Ánh sáng là một yếu tố quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của trẻ em, bao gồm cả tầm nhìn, trí não và hệ thống miễn dịch.

Tầm quan trọng của đèn học để bàn trong học tập và làm việcAnh-sang-tac-dong-den-suc-khoe

Do đó, việc cung cấp đủ ánh sáng cho cơ thể sẽ giúp tăng cường sức khoẻ và cải thiện tâm trạng của con người. Tuy nhiên, quá nhiều ánh sáng hoặc ánh sáng không đúng cường độ cũng có thể gây hại đến sức khoẻ và ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm trạng.

Từ những tác động của ánh sáng đến cơ thể người và sự cần thiết của một chiếc đèn bàn, có lẽ chúng ta không nên phủ nhận vai trò của nó trong sinh hoạt hàng ngày.

III. Lựa chọn đèn học để bàn

Trước khi lựa chọn một chiếc đèn bàn học cho con em chúng ta, cần lưu ý đến một số tiêu chí đánh giá sau đây:

1. Ánh sáng

  • Bạn cần chọn loại đèn có độ sáng phù hợp. 

Ngày nay, hầu hết các loại đèn có trên thị trường đều sử dụng là bóng LED. Do đó nên chọn những loại đèn có công suất từ 6-10W. Trong khoảng công suất tiêu thụ này, trung bình bóng LED sẽ cho ra quang thông 500- 1000lm. Đây là độ sáng ở mức vừa phải, không bị quá tối cũng không gây chói.

Lưu ý: Với các hệ bóng đèn kiểu cũ như sợi đốt hoặc huỳnh quang, lượng tiêu thụ điện sẽ lớn hơn cho cùng một độ sáng.

Màu sắc ánh sáng trong đèn bàn có nhiều loại từ ánh sáng vàng – trung tính – ánh sáng trắng. Nếu có thể, nên chọn loại đèn có thể thay đổi màu sắc ánh sáng. Trong trường hợp chỉ có 1 màu ánh sáng, có thể lựa chọn tuỳ ý theo sở thích. Tuy nhiên, nên chọn ánh sáng vàng hoặc trung tính. Sử dụng ánh sáng này buổi tối sẽ khiến não bộ không quá căng thẳng trước giấc ngủ. 

Lưu ý: Các màu sắc ánh sáng ở trên có ảnh hưởng đến tâm trạng và khả năng tiếp thu kiến thức chứ không ảnh hưởng đến thị lực. Bạn hoàn toàn có thế chọn đèn/bóng đèn ánh sáng trắng mà không lo hại mắt.

  • Thương hiệu đèn LED bàn học

Chọn bóng đèn/đèn của những thương hiệu uy tín. Thực tế, trên thị trường có khá nhiều loại đèn khác nhau. Giá cả những loại đèn này sẽ phản ánh một phần chất lượng LED phát sáng. Để đơn giản hơn trong việc lựa chọn loại, chúng ta có thể chọn một trong các thương hiệu phổ biến hiện nay. Tham khảo các hãng Philips, Rạng Đông, Prism, Ikea, Panasonic, Điện Quang, Tiross, Yeelighting, Xiaomi Mijia, Taotronics v.v…

2. Thiết kế đèn học bài

Các mẫu đèn sẽ có nhiều thiết kế khác nhau tuỳ theo từng hãng. Tuy nhiên, cần lưu ý vài điểm chính sau:

Kích thước

  • Chiều cao trung bình của đèn nên ở trong khoảng từ 30- 50cm tính từ phần chiếu sáng đến mặt bàn. Tiêu chí này áp dụng cả trong trường hợp bạn sử dụng đèn kẹp hoặc gắn tường. Bạn nên chọn vị trí gắn sao cho phần bóng phát sáng ở độ cao tương ứng.
  • Diện tích bàn học tỷ lệ thuận với chiều cao của đèn. Nếu bàn càng rộng, đèn nên cao để chiếu sáng góc rộng hơn.
Tầm quan trọng của đèn học để bàn trong học tập và làm việcChon-den-ban-hoc-
Các mẫu đèn bên phải có chiều cao rất thấp nên khả năng chiếu sáng sẽ bị hạn chế

Kết cấu

  • Thân đèn phải mềm dẻo hoặc có thể linh hoạt điều chỉnh góc chiếu sáng. Thông thường các đèn LED sẽ có khoảng 2-3 khớp gập hoặc xoay để điều chỉnh. Không nên chọn loại đèn có ít hơn 2 khớp xoay. Đèn thân mềm thì sẽ điều chỉnh dễ dàng hơn.
  • Nếu đèn sử dụng bóng đèn dời, toàn bộ bóng đèn nên phải nằm trong phần chao. Không nên để bóng chườm ra ngoài gây chói. Tuyệt đối tránh sử dụng các loại đèn không có chao bảo vệ.
  • Tuỳ vào độ tuổi của người sử dụng mà chọn thiết kế đơn giản hay phức tạp. Với học sinh tiểu học, không nên chọn đèn học có kết cấu quá phức tạp.
  • Nếu là đèn để trên bàn, cần chọn loại đèn có đế đủ nặng để cân bằng với phần thân trên. Nếu không, chỉ cần một lực nhỏ cũng khiến chiếc đèn đổ về phía trước hoặc sau. Đèn càng cao thì thân phải càng nặng. Một chiếc đèn có chiều cao khoảng 35cm cần tối nặng tối thiểu 500gr để có thể đứng vững (với đèn LED làm hoàn toàn từ nhựa)

Vật liệu

  • Không nên chọn các loại đèn từ chất liệu thuỷ tinh dễ vỡ. Do trẻ em hiếu động và khó giữ gìn đồ đạc tạo nên nhiều nguy cơ hơn.

Nguồn điện cung cấp

  • Nên sử dụng đèn được cắm vào nguồn điện trực tiếp. Hạn chế sử dụng đèn tích hợp Pin hoặc nguồn USB cho việc học tập/làm việc lâu dài. Các đèn tích hợp Pin chỉ phù hợp khi khu vực học của con bạn thay đổi thường xuyên hoặc gia đình ở nơi hay mất điện. Độ sáng của đèn chỉ dùng Pin thường sẽ không đáp ứng đủ trong thời gian làm việc dài. Nếu cắm điện liên tục và dùng thì lâu dần dẫn đến tình trạng chai Pin, đèn khó bền.

3. Các tính năng khác

Khi các chức năng chiếu sáng và thiết kế cơ bản được đáp ứng. Nếu có điều kiện, bạn có thể chọn những chiếc đèn có thêm những tính năng khác ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng:

  • Đèn trang bị tấm nền chống chói: Các tấm này thường có ở các loại đèn LED gắn liền và cao cấp. Chúng được gắn ở phần mặt chiếu sáng với cấu trúc đặc biệt giúp ánh sáng không đi trực tiếp từ chipLED ra ngoài mà sẽ qua tấm này để tán sáng ra xung quanh.
  • Sử dụng công nghệ tán quang OcuMax (hiện chỉ có ở đèn bàn Philips)
  • Độ thật của màu sắc (hay còn gọi là độ hoàn màu CRI) đạt > 90. Với đèn bàn, CRI chỉ cần > 80 là đạt đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên, nếu CRI càng cao thì chất lượng ánh sáng sẽ chân thật hơn rất nhiều.
  • Điều khiển cảm ứng, thay đổi màu sắc: Tính năng này hiện nay được trang bị hầu hết trên các loại đèn LED gắn liền

4. Giá cả

Giá thành của một chiếc đèn học khá đa dạng từ khoảng hơn 100k cho đến những chiếc đèn có giá tới vài triệu. Tuy nhiên, nếu lựa chọn một chiếc đèn đáp ứng gần hết các tiêu chí ở 3 mục trên sẽ có giá thành từ 2-3tr tuỳ thương hiệu.

Nếu không đủ dư dả, bạn hoàn toàn có thể chọn một chiếc đèn học LED của Rạng Đông, có thể đáp ứng được từ 50-70% các tiêu chí này với giá chỉ từ 150k. Và những cây đèn này cũng đủ để cho con em chúng ta có một ánh sáng thoải mái trong góc học tập.

Lưu ý: Không nên quá ham rẻ mà chọn những loại đèn bàn không có thương hiệu bởi với thời gian sử dụng quá ngắn và thường xuyên phải thay thế, chưa chắc bạn đã phải chi ít tiền hơn so với các mẫu đèn có thương hiệu nhưng ít phải sửa chữa, thay thế hơn.

Tham khảo thêm danh sách 10 mẫu đèn bàn giá rẻ

 

5. Đèn học chống cận- Một điều không phải ai cũng tiết lộ cho bạn biết

Nếu đã đọc đến đây, hẳn bạn sẽ thắc mắc tại sao tôi không đưa tiêu chí chống cận vào một trong những tiêu chí chọn đèn. Vì thực ra, thuật ngữ “đèn chống cận” được sử dụng như một cách Marketing chứ không phải một tính năng của đèn.

Không có đèn chống cận, nhưng có những loại đèn đủ tiêu chuẩn Quang sinh học với mắt người. Tiêu chuẩn này đánh giá những tác động tiêu cực đến sức khoẻ của người. Ngoài ra, một số đèn bàn được áp dụng các công nghệ mới nhằm đem lại cảm giác thoải mái nhất cho mắt khi làm việc trong thời gian dài. Đây cũng là một trong những tính năng quan trọng khiến mắt chúng ta bớt mệt mỏi và căng thẳng, từ đó giảm thiểu nguyên nhân gây suy giảm thị lực ở người dùng.

Do đó, không nên chỉ dựa vào duy nhất tiêu chí “đèn chống cận” ở tên sản phẩm vì bạn sẽ thấy 90% sản phẩm đèn bàn học đang bán trên thị trường đều có tên như vậy.

IV. KẾT LUẬN

Qua bài viết này, chúng ta nhận thấy sự cần thiết của một chiếc đèn học. Và cũng có những kiến thức cơ bản trong việc chọn lựa một chiếc đèn phù hợp với con trẻ. Bạn có thể tìm hiểu thêm về Các bước lựa chọn đèn bàn trong bài viết dưới.

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon