Cách chọn đèn bàn nhanh chỉ trong 05 bước

 

Trên thị trường hiện tại có hàng trăm mẫu đèn bàn khác nhau. Chính vì thế việc lựa chọn một chiếc đèn bàn phù hợp với nhu cầu sử dụng không phải đơn giản. Bằng nhiều năm kinh nghiệm tư vấn sản phẩm cho khách hàng, Favorlamp chỉ bạn 5 cách lựa chọn đèn bàn phù hợp nhất.

Bước 1: Xác định khoảng giá tiền

Với bất kỳ sản phẩm nào thì luôn có sản phẩm giá từ thấp đến cao. Không phải cứ sản phẩm rẻ tiền là sản phẩm không tốt. Thực tế có rất nhiều mẫu đèn bàn giá chỉ 1-200k nhưng rất tốt và bền.

Thường giá sản phẩm sẽ được phân thành các nhóm như sau:

Các mẫu sản phẩm giá dưới 500k

Các mẫu này thường là từ các thương hiệu của TQ dạng bình dân. Một số sản phẩm có đầy đủ tính năng như những chiếc đèn giá cao. Tuy nhiên, nếu một sản phẩm có giá quá thấp mà có quá nhiều tính năng thì đồng nghĩa là độ bền và chất lượng cũng ở mức tương xứng.

Các sản phẩm này thường rơi vào nhóm sản phẩm: Đèn đọc sách mini, Đèn bàn tích điện, Đèn bàn học cơ bản, Đèn làm việc sử dụng bóng đèn dời v.v…

>>> Tham khảo:

Các mẫu sản phẩm giá từ 500k-1.500k

Ở phân khúc này, các sản phẩm sẽ được hoàn thiện hơn về chất lượng. Thiết kế và kiểu dáng cũng sẽ có nhiều lựa chọn hơn. Đây là phân khúc mà hầu hết các thương hiệu đèn nổi tiếng có sản phẩm.

Trong phân khúc giá này, các sản phẩm bạn chọn đều ở mức chất lượng sử dụng tốt, thời gian bảo hành dài.

Sản phẩm cao cấp giá trên 1.500k

Với các sản phẩm cao cấp này, những chiếc đèn sẽ có 2 dạng:

  • Đèn của hãng lớn với chất lượng ánh sáng vượt trội hơn hẳn, ứng dụng nhiều công nghệ thông minh.
  • Đèn với kiểu dáng thiết kế độc đáo, có ít trên thị trường. Thường là những sản phẩm sử dụng trong trang trí nội thất. Các sản phẩm này thường của các xường sản xuất ở Trung Quốc làm theo các mẫu đèn nổi tiếng trên thế giới.

Sản phẩm đặc biệt cao cấp – Giá vô cùng

Đây là những mẫu đèn thuộc các thương hiệu nội thất lớn trên thế giới thiết kế và sản xuất. Giá có thể lên tới vài chục triệu cho một chiếc đèn bàn. Thường thì các mẫu đèn bàn kiểu này cũng ít khi xuất hiện trên thị trường.

 

Bước 2: Lựa chọn phong cách, kiểu dáng

Đèn bàn hiện nay chủ yếu chia thành 3 phong cách thiết kế như sau

Thiết kế cơ bản – Đèn có chụp/Chao- Thường sử dụng bóng đèn dời

Đây là thiết kế cổ điển và rất cơ bản của những chiếc đèn từ trước khi xuất hiện bóng đèn LED – bóng Compact xuất hiện. Các thiết kế này đều có thể thay được bóng đèn (do trước đây bóng đèn thường có tuổi thọ khá ngắn).

Ưu điểm: 

  • Giá thành không quá cao
  • Độ bền cao (do cấu tạo rất đơn giản)

Nhược điểm:

  • Không tuỳ chỉnh ánh sáng (Tăng giảm cường độ) hoặc thay đổi màu ánh sáng
  • Thường nặng nề và cồng kềnh
Cách chọn đèn bàn nhanh chỉ trong 05 bướcFavorlamp-Den-Luxo-de-ban9-1024x1024

Đèn LED gắn liền- thiết kế hiện đại

Công nghệ LED trở thành cách mạng trong cuộc cải tiến thiết kế đèn bàn khiến chiếc đèn trở nên nhỏ gọn, hiệu quả và đa năng hơn. Hiện nay, tất cả các thương hiệu chiếu sáng đều theo đuổi thiết kế theo phong cách này Hiện đại – Đơn giản – Tích hợp nhiều chức năng

Ưu điểm:

  • Thiết kế hiện đại
  • Có thể tích hợp nhiều chức năng: Thay đổi cường độ sáng – Màu ánh sáng – Pin bên trong- Sạc không dây – Cổng USB – Loa Bluetooth – Đồng hồ v.v…
  • Gọn gàng hơn các loại đèn kiểu cũ

Nhược điểm:

  • Khó kiểm chứng chất lượng bóng đèn (nếu không phải là đèn của thương hiệu lớn)
Cách chọn đèn bàn nhanh chỉ trong 05 bướcDen-ban-hoc-Philips-Strider-6611_3-800x800

Đèn cổ điển, đèn decor trang trí

Các đèn loại này sẽ chiếm khoảng 70% với mục đích trang trí, decor bàn làm việc và 30% dùng cho mục đích chiếu sáng. Do vậy, yếu tố thẩm mỹ, kiểu dáng được ưu tiên hơn. Hầu hết các đèn kiểu này sẽ sử dụng bóng đèn dời. Ngoài ra, có một số loại giá thành rất đắt nếu thuộc nhóm đèn cao cấp của các thương hiệu nước ngoài.

Ưu điểm:

  • Thẩm mỹ, thiết kế đẹp
  • Đơn giản, dễ sử dụng, ít hỏng hóc

Nhược điểm:

  • Thường khá cồng kềnh và nặng
  • Tính hiệu quả và cơ động thấp
Cách chọn đèn bàn nhanh chỉ trong 05 bướcFavorlamp-American-Retro-Style1

Bước 3: Lựa chọn theo mục đích sử dụng chính hoặc người sử dụng

Đèn bàn học cho học sinh (hoặc đối tượng là trẻ em)

Với nhóm người sử dụng là trẻ em, nên có vài tiêu chí ưu tiên như sau để chọn đèn:

Ưu tiên 1: Chất lượng ánh sáng

  • Nếu là đèn sử dụng bóng đèn dời thì nên chọn loại bóng đèn của các thương hiệu lớn, không nên mua bóng trôi nổi hoặc thương hiệu ít người biết.
  • Chọn bóng dời có thể chọn bóng ánh sáng trắng, vàng hoặc trung tính tuỳ ý.
  • Chọn bóng có Ra (hoặc CRI) > 80. Trên vỏ hộp bóng sẽ có thông tin này.
  • Nếu mua đèn LED gắn liền thì chọn đèn của các thương hiệu. Không nên ham rẻ mua các loại đèn không có thương hiệu.

Ưu tiên 2: Thiết kế đơn giản và phù hợp với bàn học

Trẻ em bàn học thường nhỏ, cũng hay nghịch ngợm nên không nhất thiết phải mua đèn quá to, cồng kềnh. Đặc biệt, trẻ em không phù hợp với các kiểu đèn Decor, trang trí.

Lưu ý đặc biệt:

  • Chống cận” là một từ ngữ marketing, không phải một tiêu chuẩn
  • Hạn chế sử dụng bóng đèn sợi đốt cho dù CRI = 100. Vì đèn sợi đốt là đèn của thế kỷ trước, vừa nóng, vừa nguy hiểm nếu rơi vỡ v.v…

> Tham khảo thêm bài viết: Cách lựa chọn đèn học cho trẻ nhỏ

Đèn làm việc văn phòng (hoặc cho người trưởng thành)

Đèn dành cho người lớn thì tuỳ vào nhu cầu sử dụng, không gian sử dụng hoặc thẩm mỹ cá nhân mà lựa chọn đèn phù hợp.

  • Người làm liên quan đến kỹ thuật sẽ ưu tiên chọn bóng đèn sáng, ánh sáng trắng, chiều cao tốt và toả rộng.
  • Người làm việc máy tính cần đèn nhỏ gọn để trên bàn làm việc, có nhiều chức năng tích hợp để tiện sử dụng kèm
  • Người đọc sách buổi tối cần đèn kẹp, nhỏ gọn và chiếu sáng đủ dùng
  • Lãnh đạo, sếp với bàn làm việc rộng và bề thế cần kiểu đèn có tính thẩm mỹ cao, chiếu sáng rộng
  • v.v…

>>> Tham khảo thêm bài viết: Đèn bàn làm việc- Vật dụng không thể thiếu trong văn phòng

Bước 4: Lựa chọn theo thương hiệu

Tiêu chí này khá đơn giản nên không cần nói rõ thêm, hiện nay có một số Thương hiệu có nhiều sản phẩm trên thị trường như:

  • Philips 
  • Rạng Đông
  • Prism (Hàn Quốc)
  • Panasonic
  • Tiross (Ba Lan)
  • Yeelight (Trung Quốc)
  • Xiaomi (Trung Quốc)
  • Baseus (Trung Quốc)
  • Taotronics (Trung Quốc)
  • Điện Quang
  • Không có thương hiệu: Các sản phẩm này được sản xuất tại các nhà máy ở Quảng Châu – Trung Quốc. Thường không có thương hiệu cụ thể nên giá thành và chất lượng sẽ tương đương nhau. 95% các đèn Decor, trang trí trên thị trường Việt Nam hiện nay thuộc nhóm này.

Bước 5: Lựa chọn theo vị trí sử dụng (Tham khảo thêm)

Theo vị trí sử dụng, có thể phân chia ra các loại đèn khác nhau như sau

  • Đèn có đế, đặt trên bàn học, bàn làm việc

  • Đèn kẹp bàn, kẹp đầu giường

  • Đèn để sàn thường đặt trong phòng khách

  • Đèn để tủ đầu giường đặt phòng ngủ

  • Đèn gắn trên tường

KẾT LUẬN

Hy vọng, đọc xong bài viết này, bạn sẽ có thể tưởng tượng ra trong đầu cây đèn mà bạn dự định sẽ mua. Từ đó chia sẻ ý định này với các bên bán hàng và nếu may mắn, bạn sẽ tìm được cây đèn đúng ý mình mà không tốn quá nhiều thời gian.

Chúc bạn tìm được cây đèn đúng như ý muốn!

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon